Bài hát mẫu: Em dạo này 3
Luyện tập các khái niệm cơ bản thông qua bài hát mẫu Em dạo này
- Bài giảng1.1
- Bài giảng1.2
- Bài giảng1.3
Bài hát mẫu: You are my sunshine 2
Luyện các kỹ năng nâng cao về câu và nhịp thông qua bài hát mẫu You Are my sunshine
- Bài giảng2.1
- Bài giảng2.2
Bài hát mẫu: Ở trọ 1
Luyện tập kỹ năng hát Staccato thông qua bài hát mẫu Ở trọ
- Bài giảng3.1
Bài hát mẫu: Cơn mưa tình yêu 2
Luyện tập kỹ năng hát song ca, hát ở note cao thông qua bài hát mẫu Cơn mưa tình yêu
- Bài giảng4.1
- Bài giảng4.2
Bài hát mẫu: Có phải em mùa thu Hà Nội 2
- Bài giảng5.1
- Bài giảng5.2
Tổng kết giữa khoá học 1
- Bài giảng6.1
Bài hát mẫu: Trưa vắng 2
- Bài giảng7.1
- Bài giảng7.2
Bài hát mẫu: Top of The World 2
- Bài giảng8.1
- Bài giảng8.2
Bài hát mẫu: Đường đến ngày vinh quang 2
- Bài giảng9.1
- Bài giảng9.2
Bài hát mẫu: Khúc giao mùa 2
- Bài giảng10.1
- Bài giảng10.2
Bài hát mẫu: Hương ngọc lan 2
- Bài giảng11.1
- Bài giảng11.2
Tổng kết cuối khoá 1
- Bài giảng12.1
Một số thuật ngữ được sử dụng trong âm nhạc 3
- Bài giảng13.1
- Bài giảng13.2
- Bài giảng13.3
Ngày 2: Luyện âm trì tục trên 1 nốt nhạc
- Giới thiệu
- Khởi động cơ thể
- Quãng luyện hơi: 1 - 5 – 1 – 5 – 1
- Âm luyện thanh 1: Mom
- Quãng luyện thanh 1: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 4 - 3 – 1
- Âm luyện thanh 2: Mi – Mê – Ma – Mô – Mu
- Quãng luyện thanh 2: Trì tục trên 1 nốt
- Luyện bài hát: Em dạo này (Phần 2)
- Tổng kết
25 Bình luận
Em chào chị! Hôm nay em mới học bài thứ hai xong. Em cảm thấy thực sự rất sảng khoái và vui sau mỗi bài học của chị, giống như là được truyền cảm hứng rất nhiều từ năng lượng tích cực của chị. Em cảm ơn chị rất nhiều! Bên cạnh đó thì em có một thắc mắc nhỏ thôi, vì em cũng coi rất nhiều clip về thanh nhạc trên mạng và cũng từng đi học, hầu hết họ đều nói về cách lấy hơi và giữ hơi như thế nào, lấy vào vùng khoang bụng và xì hơi ra từ từ. Rồi khi hát thì phải phình bụng to ra. Coi riết rồi em hoang mang luôn không biết tập như thế nào nữa. Em không biết những clip sau của chị có dạy về cách lấy hơi và giữ hơi không nên em thắc mắc. Mong chị trả lời giúp em. Cám ơn chị nhiều!
Chào bạn, trong khoá học này Mỹ Linh có hướng dẫn cách lấy hơi và giữ hơi bạn nhé. Đây là kỹ thuật căn bản và rất quan trọng trong Thanh nhạc. Bạn cứ học kỹ và chậm rãi sẽ thấy Mỹ Linh có hướng dẫn đan xen giữa các bài. Tuy nhiên nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện, hoặc còn những băn khoăn thì bạn hãy gửi câu hỏi về cho Mỹ Linh cùng ekip thực hiện qua địa chỉ 21ngay@mla.vn hoặc (+84) 936.129.090 bạn nhé.
Dạ, em cám ơn chị nhiều!
Nhân quả là có thật các bạn ạ. Sáng sớm, hàng xóm cứ chạy thình thịch trên đầu mình. Giờ hàng đêm, mình sẽ mi-mê-ma-mô-mu dưới chân họ.
Cảm ơn bạn 🙂
Rất thú vị, chúng tôi mong muốn các bạn tìm được tiếng nói chung vì sống trong khu chung cư thì có cả những người xung quanh nữa. Chúc bạn luyện giọng thật tốt và hòa đồng cùng mọi người.
Mla team
Khi tập âm Mom mom thì em bị vào mũi, cô có bài tập nào hay cách nào để khắc phục không ạ?
Hãy hình dung: khi bạn luyện thanh hoặc hát vào bài cũng vậy, âm thanh luôn “đậu” ở vị trí 2 răng cửa trên. Mặc dù sự miêu tả này khá trìu tượng, nhưng bạn cần cảm nhận được âm thanh ở đó. Bạn sẽ thấy âm Mom không còn ở mũi nữa. 1 vấn đề mà khi quá tập trung vào âm thanh thì mng hay quên, đó là cơ thể phải được thư giãn (vai, cổ, xương hàm, cơ má… ) luôn phải thả lỏng. Vì khi căng thẳng, gồng người lên thì sẽ khó điều khiển được hơi thở cũng như âm thanh theo ý muốn.
Chúc bạn thành công!
Em hát theo mà cứ ngang ngang , vậy qua bài được không chị
Chào bạn, nếu bạn đã theo dõi từ đầu đến cuối clip rồi thì mình qua bài được ạ. Vì điều mà ML muốn truyền tải trong từng bài giảng là kỹ thuật thanh nhạc và kinh nghiệm xử lý ca khúc. Còn “hát ngang ngang” như mình nói, đôi khi là vấn đề của tai, của năng khiếu, cũng có khi là do sự tập trung. Điều này muốn khắc phục cũng cần quá trình và kỹ năng bên lề: tập từng đoạn ngắn của bài hát mẫu, ghi nhớ cao độ từng đoạn ngắn một (nếu nghiêm túc thì phải kiên trì, đừng tham nghe cả bài hoặc đoạn dài). Sau đó hát “từng chữ“ sao cho khớp cao độ bài hát gốc. Việc này nếu có nhạc cụ hỗ trợ thì sẽ hiệu quả hơn (nhất là đàn phím như Piano hoặc Organ)
Chị ơi với nam thì trong những bài tập (ví dụ như mi mê ma mô mu) nên hát đúng note và dùng giọng gió ở những note cao hay là hạ 1 octave để hát bằng giọng thật toàn bộ ạ? Cách nào thì tốt hơn ạ?
Việc xuống 1 quãng 8 hay chuyển giọng giả thanh là hoàn toàn linh hoạt với mỗi người bạn nhé, không có nguyên tắc nào bắt buộc cả, mà tùy thuộc vào chất giọng, cũng như sức khỏe của dây thanh. Tuy nhiên, nếu xuống 1 quãng 8 thì quá an toàn, khó có được trải nghiệm mới và mở rộng âm vực, mở rộng thể loại ca khúc. Nếu bạn có chất giọng “hao hao” các ca sĩ như Đinh Mạnh Ninh, Bùi Anh Tuấn thì nên thử chuyển lên giọng pha, mặc dù ban đầu có thể gặp khó khăn. Còn nếu bạn có chất giọng trầm ấm, thì có thể xuống quãng 8 khi thấy quá sức nhé. Quan trọng là mình hát có tâm hồn và sử dụng kỹ thuật Thanh nhạc làm công cụ biểu đạt thôi.
Chúc bạn thành công.
C my linh giậy thích quá rễ hiểu và hay yêu c
Cảm ơn bạn 🙂
Em thấy giọng mình khá yếu, không lên được mấy nốt cao trong trẻo, làm sao để cải thiện giọng khỏe hơn ạ.
Với bất kì ai, kể cả ca sĩ chuyên nghiệp, thì chỉ bằng cách luyện tập đểu đặn mỗi ngày mới cải thiện được giọng hát cũng như các kĩ năng cần thiết. Học thanh nhạc là quá trình, nên bạn đừng bản lòng. Hãy kiên trì với những bài luyện trong khoá học. Mọi thứ sẽ tốt dần lên nhé!
Thân mến!
Khi hát mình hay bị nước bọt rất nhiều trong miệng, có cách nào khắc phục ko? Xin cảm ơn
Không biết khi hát bạn có thấy chút hồi hộp và bối rối không? Vì tiết nhiều nước bọt khi hát thường là do tâm lý. Khi kiểm soát được tâm lý thì tình trạng này sẽ giảm nhiều hoặc mất hẳn bạn nhé.
Đúng là mình hay hồi hộp khi hát, ko biết có cách nào kiểm soát được ko nhỉ, chắc là khó 🙂
Em chào anh chị. Giọng em bth rất tốt và luôn chuẩn cao độ. Nhưng dạo gần đây ko bt vì sao mà ko thể lên đc các note cao , lúc lên thường bị khản đi, vỡ hoặc là giáng xuống rất ko thoải mái. Em ko bị đau hay rát cổ họng, cũng không ăn cay, uống lạnh hay uống cafe nhưng khi cao giọng thì bị vấn đề và có khi âm thanh còn không thể thoát ra một cách rõ ràng. Em có 1 vài thắc mắc ạ, không bt là giọng em phải giọng cao không ạ? có thể chữa vấn đề này bằng cách ăn/ uống những thứ gì? Luyện tập có thể thay đổi được không ạ? có nên đi khám bác sĩ không ạ? Em cảm ơn rất nhiều ạ!
Trước hết mình nghĩ nên đi khám chuyên khoa. Vì “sức khỏe” giọng nói bị thay đổi bất thường như vậy cũng đáng lưu tâm.
Nếu bác sĩ chuẩn đoán thanh quản hoặc cổ họng không có vấn đề bệnh lý thì mình sẽ tính tiếp.
Việc lên cao mà không hề bị đau rát, không khản giọng là hoàn toàn làm được, bằng sự kiên trì và hỗ trợ của 1 giảng viên giỏi! Bạn yên tâm nhé!
Em cảm ơn ạ!
Cô Mỹ Linh ơi, cháu là giáo viên, nhưng tự thấy giọng của bản thân yếu, mỏng và không được trầm ấm. Cháu có luyện âm và luyện hơi như cô hướng dẫn, ngoài ra cô có lời khuyên gì để nói có “lực” hơn, trầm ấm hơn và quyết đoán hơn để truyền cảm và có sức nặng với người nghe không ạ?
Chào Vân Anh!
Nếu bản chất giọng mình mỏng, thì khó mà biến hoá thành 1 chất giọng khác hoàn toàn là dày và trầm ấm.
Tuy nhiên, để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp mới khó, chứ giọng hát không dày nhưng cột hơi chắc khỏe, cách xử lý sắc thái bài hát chuyên nghiệp hơn, là điều cháu hoàn toàn làm được, bằng sự quyết tâm, kiên trì cùng những hướng dẫn cụ thể và bài bản.
Bản thân cô cũng học gần 10 năm trong Học viện Âm nhạc Quốc Gia, và tích luỹ thêm kiến thức từ rất những môi trường học tập khác, mới có ngày hôm nay.
Chúc cháu nhiều sức khỏe và luôn là 1 cô giáo ấm áp của các trò!
Nếu có bài thu âm hoàn chỉnh, cháu có thể gửi lên nhóm Học viên 21 ngày để cùng giao lưu học hỏi nhé.
Cô ơi , khi em hát một đoạn chưa hết câu thì giọng đã kiểu như bị đứt hơi và không nghe được hát gì nữa phải lấy hơi tiếp mới hát được. Vậy thì có cách nào khắc phục không ạ?
Bạn thân mến, nếu 1 câu hát quá dài hoặc có nhiều nốt cao (quãng treo), thì cũng là lý do nhanh hết hơi.Trường hợp này, mình tìm đoạn phù hợp để ngắt ra lấy thêm 1 hơi nữa là được, chứ không nhất thiết 1 câu chỉ được 1 lần lấy hơi. Tuy nhiên, không được ngắt giữa 1 từ ghép, từ láy vì sẽ làm ý nghĩa câu hát trở nên khó hiểu, đôi khi còn sai lệch.
Còn nếu câu hát ở cao độ vừa phải, độ dài vừa phải mà chưa hết câu mình đã hết hơi, thì có thể do kỹ thuật giữ hơi chưa tốt. Mỗi phần luyện hơi, luyện thanh trong video nên được học lại nhiều lần, chứ không chỉ sử dụng trong 1 ngày đâu bạn nhé. Trước khi thực hiện thì bạn hãy nghe kĩ phần hướng dẫn và thị phạm của Mỹ Linh, rồi hình dung cách thức và vị trí thực hiện sẽ như thế nào, rồi mình hãy thực hành, tránh việc mình chưa hiểu rõ dẫn đến làm theo chưa chính xác bạn nhé. Trong Thanh nhạc thì việc cảm nhận bằng cơ thể, cũng như nhớ cảm giác lúc thực hiện đúng, cũng như lúc sai, là rất quan trọng. Bạn lưu ý điều này nhé.